Đối với những năm gần đây thì cụm từ “Thể thao điện tử” hay “Esport” gần như đã quá quen thuộc với một số người, nhất đó là đối với những bạn trẻ thuộc thế hệ Genz. 


Hiện nay Esports đang phát triển rất mạnh mẽ và nó đã trở thành một ngành nghề hay một nền công nghiệp. Người ta không khó để tìm thấy thông tin về những giải đấu triệu đô, những vận động viên eSports có thu nhập cực cao của hàng chục bộ môn thi đấu khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mọi người đã hoàn toàn hiểu và đánh giá đúng về bản chất của nó.

Thể thao điện tử ngày càng phát triển qua mỗi năm, nhưng không phải tựa game nào cũng có thể trở thành một bộ môn thi đấu. 

Trong tựa game điện tử, có rất nhiều cách chơi, từ trải nghiệm chơi đơn, không cạnh tranh đến các đội thể thao điện tử chuyên nghiệp tranh giành danh vọng tại các giải đấu toàn cầu. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu về những gì cần để các tựa game trở thành một môn thể thao điện tử. Rốt cuộc, phần lớn câu chuyện về thể thao đều tập trung vào luyện tập và thi đấu (ngay cả khi chỉ vui vẻ).

gamethu escaGame không còn chỉ để giải trí đơn thuần mà còn mang tính cạnh tranh rất cao.

Thế nào là một tựa game eSports?

Định nghĩa chính xác về esport là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng chúng tôi có một cái nhìn bao quát và tổng thể. Khi một trò chơi được chơi cạnh tranh công bằng và có giải thưởng dành cho những người chơi giỏi nhất, thì đó là một môn thể thao điện tử.

Điều đó có nghĩa là các tựa game đối kháng là thể thao điện tử - mặc dù một số người cảm thấy Cộng đồng trò chơi Đối kháng (FGC) là riêng biệt, nhưng thật tốt khi nhớ rằng tất cả đều là một phần của gia đình thể thao điện tử lớn. 

Các tựa game đua xe cũng là môn thể thao điện tử - chúng thực sự là một trong những loại hình thi đấu trò chơi điện tử chính thức lâu đời nhất. Mục đích của eSports là sự tôn vinh sự xuất sắc đi kèm với việc đánh giá cao những game thủ giỏi nhất vào thời điểm đó.

Nhưng quan trọng nhất, chúng ta cần phân biệt rõ một điều: không phải bất kỳ loại game điện tử nào trong các thể loại trên cũng được xem là thể thao. Chỉ có một số ít game được Hiệp hội Thể thao điện tử quốc tế (IeSF) công nhận mới trở thành eSports. Vậy điều gì đã khiến các thể loại game này trở thành thể thao điện tử?

Esports Hà Nội sẽ có cơ hội phát triển nhanh - Báo Kinh tế đô thịKhông phải tựa game nào cũng được trở thành một bộ môn thi đấu

Hãy cùng tìm hiểu điều gì thực sự tạo nên một bộ môn thể thao điện tử được quốc tế công nhận

Khái niệm “Chơi điện tử” cùng khái niệm “Thể thao” chưa bao giờ được đa số công nhận rằng đây là một sự kết hợp tuyệt vời. Đơn giản, trong quan niệm chung của xã hội, chơi điện tử, chơi games… là cái gì đó mất thời gian, giảm sút sức khỏe, tốn tiền, ảnh hưởng tới cuộc sống trầm trọng. Thậm chí là tệ nạn

Đầu tiên, hãy bắt đầu với một định nghĩa về thể thao theo quan điểm truyền thống. Đa khi mọi người nghĩ rằng một hoạt được được gọi là “Thể Thao” là một hoạt động có sự cạnh tranh của một hay một nhóm người ở các độ tuổi khác nhau, sống ở các quốc gia khác nhau, đang chơi với các mục tiêu và quy tắc khác nhau. Trong một môn thể thao, luôn có kẻ thắng người thua. Người chiến thắng sẽ ăn mừng thành tích của mình sau khi giành chiến thắng trong trò chơi, sự kiện hoặc cuộc thi, trong khi người thua thì sẽ thất vọng về việc thua trận.

Ở Việt Nam, rất nhiều người vẫn còn dị ứng với Esport (Thể thao điện tử) vì cho rằng Game Online đem đến nhiều hệ lụy và phiền toái cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế cần nhìn nhận lại rằng eSports khác với game online thông thường, và một kết quả nghiên cứu của Đức nói rằng chơi eSports thật sự là thể thao.

Hầu hết các tựa game Online, khả năng tài chính của cộng đồng game thủ đống một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nhà phát hành các tựa game này làm mọi cách để đánh vào túi tiền của người chơi. Chẳng hạn như: tạo ra những món đồ có sức mạnh vượt bậc để chiến đấu hay những trang phục với hiệu ứng bắt mắt. Do đó, game thủ nào có khả năng chi trả tốt thì nhân vật của người đó càng mạnh mẽ, hùng dũng và đẹp mắt hơn. Điều này dẫn đến hệ lụy đó chính là game thủ luôn phải chạy đua sắm vật phẩm nếu muốn trở nên mạnh hơn. Hơn nữa, áp lực nạp tiền trong game Online rất dễ tạo ra những tệ nạn xã hội. Bởi sẽ tồn tại một bộ phận game thủ suy nghĩ thiếu chín chắn đã trở thành những tên tội phạm nguy hiểm khi cần tiền để nạp tiền cho nhà phát hành game.

Europe's Dota 2 Champion OG Wins World's Biggest Esports Prize USD15.6  Million in ShanghaiKhông phải tựa game Online nào cũng có thể đem ra thi đấu

Đối với Esports, đồng tiền không giúp game thủ trở nên mạnh hơn. Những game thủ có nguồn tài chính dồi dào có thể sắm cho nhân vật của mình với lớp vỏ hào nhoáng, nhưng trong những trận đấu Esports thật sự thì trình độ mới là yếu tố quyết định chiến thắng. Đây cũng chính là lý do khiến cho Esports được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Bởi các vận động viên phải chiến thắng bằng đúng thực lực, tài năng và một số kỹ năng cá nhận và được rèn luyện một cách bài bản.

Game Esport là những tựa game được đưa vào các cuộc thi đấu thể thao điện tử. Những trò chơi này sẽ được chơi trên các nền tảng điện tử như PC, smartphone,… Còn các game thủ sẽ thao tác bằng cách điều khiển chuột, bàn phím hay tay cầm,…

Những đặc điểm thường thấy của Game Esport

Để được công nhận và đưa vào thi đấu Esport, thì những tựa game Esport cần đảm bảo những yếu tố cốt lõi như sau:

Tinh thần thể thao (Tính công bằng)

Trong các trận đấu Esport thì việc công bằng giữa các người chơi là 1 yếu tố được đặt lên hàng đầu. Các nhà làm game sẽ hạn chế tối đa sự chênh lệch lợi thế về nhân vật của người này và người chơi khác. Chỉ như vậy thì các game thủ mới có thể phát huy được tài năng, cũng như kỹ năng vượt trội của bản thân.

Các giải đấu, sự kiện cộng đồng

Hầu hết các game Esport đều có chế độ xem đấu giải. Chế độ này giúp cho khán giả có thể theo dõi các trận đấu 1 cách khách quan và trọn vẹn nhất. Ngoài ra, nhà phát hành game và đối tác cần chú trọng vào các sự kiện cộng đồng. Ví dụ như: buổi họp báo, sự kiện, lễ gặp mặt các game thủ,…

LL2Cộng đồng là một phận không thể thiếu với eSports

Cập nhật liên tục

Mỗi năm các game eSport sẽ thay đổi luật chơi một lần. Điều này sẽ khiến game thủ không còn lạm dụng các chiến thuật cũ. Cũng như đem lại sự hứng thú cho những game thủ lâu năm.

Có 1 số tựa game liên tục cập nhật và thay đổi đồ họa, chỉnh sửa kỹ năng nhân vật. Lấy game Liên Minh Huyền làm một ví dụ. Mỗi mùa giải qua đi, người chơi sẽ thấy được đồ họa, bản đồ, nhân vật được chỉnh sửa trở nên bắt mắt hơn. Chính vì sự thay đổi liên tục này mà LOL luôn hấp dẫn được người chơi mới và cũ.

Khả năng thương mại

Game eSport không chỉ mang lại giá trị lâu dài cho nhà phát hành và game thủ. Mà còn thu hút được nhiều nhà đầu tư khác. Thông thường ở mỗi giải đấu, các nhà đầu tư sẽ xuất hiện dưới tư cách là nhà tài trợ. Các nhà tài trợ sẽ chi tiền để tổ chức giải đấu, đồng thời quảng bá thương hiệu của mình.

top game hay

Giá trị lâu dài

Chính nhờ sự thay đổi lối chơi liên tục hấp dẫn người chơi, khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài. Mà những tựa game Esport một khi đã thành công thì rất khó bị lỗi thời. Tựa game Dota, LOL hay Starcraft là những ví dụ tiêu biểu. Mặc dù đã có tuổi đời khá lâu, nhưng những tựa game này vẫn thu hút 1 lượng người chơi khổng lồ.

Hiện nay thì thì các thể loại game phổ biến nhất thường được mang ra để thi đấu eSport như MOBA, FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất) và RTS (chiến thuật thời gian thực), Fighting, Card Game,…

Tất cả các tựa game được công nhận là eSports

Có nhiều nơi, chẳng hạn như ISPO.com, đã coi Giải Space Invader Championship năm 1978 là sự khởi đầu của thể thao điện tử. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, chỉ một giải đấu không thể biến tựa game đó thành một môn thể thao hay một bộ môn thể thao điện tử được. Nhìn chung, Counter-Strike 1.5 hoặc 1.6 được coi là tựa game eSport đầu tiên với hệ thống các giải đấu, sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế..

The National Space Invaders Championship held by Atari in 1980 -  [1800x1156] : r/HistoryPorn Space Invader Championship năm 1978 thường được coi là giải eSports đầu tiên.

Bên cạnh giải thưởng, các yếu tố như công tác tổ chức, điều lệ giải đấu, số đội tham gia, mô hình của giải cũng quan trọng không hề kém cạnh. Chưa làm được những điều này một cách đồng bộ, nhiều game online vẫn chỉ dừng lại ở những giải đấu mang tính phong trào chứ chưa thực sự tiến lên eSports chuyên nghiệp.

Danh sách một số tựa game eSports nổi tiếng

Hiện tại, có trên dưới 103 trò chơi được bình chọn là Esport. Mỗi trò chơi này đều có một liên đoàn chính thức chịu trách nhiệm tổ chức và quảng bá nền chuyên nghiệp của nó. Ngoài ra, các giải đấu được tổ chức để xác định ai là người chơi mạnh nhất sau khi thi đấu với nhau bằng các sự kiện trực tiếp trong năm.

Phần lớn các tựa game thể thao điện tử là game đối kháng, game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS), chiến lược thời gian thực (RTS) hoặc game đấu trường trực tuyến nhiều người chơi (MOBA), với thể loại MOBA phổ biến nhất xét về lượng người tham gia và lượng người xem. Người chơi trên khắp thế giới sẽ cạnh tranh để cố gắng giành được giải thưởng. Sau đây là danh sách các trò chơi phổ biến nhất được công nhận là game eSports đã được sắp xếp theo thể loại và sắp xếp theo trình tự thời gian.

Đối kháng
Street Fighter
Mortal Kombat
Super Smash Bros.
Marvel vs. Capcom
Tekken
Killer Instinct
Bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS)
Quake
Painkiller
Doom
Unreal Tournament
Alliance of Valiant Arms
Special Force II
Crossfire
Counter-Strike series
Call of Duty series
Halo series
Battlefield series
Overwatch
Rainbow Six: Siege
Team Fortress 2
Apex Legends
Valorant
MOBA
Dota 2
League of Legends
League of Legends: Wildrift
Smite
Vainglory
Arena of Valor
Mobile Legends: Bang Bang
Racing (Đua xe)
Formula 1 official games
Gran Turismo Sport
iRacing
MotoGP
Trackmania
Project CARS
Need for Speed (NFS)
rFactor 2
Forza
Kart Rider
Chiến lược thời gian thực
StarCraft
StarCraft II
Đế chế
World of Warcraft
Warcraft III
Clash of Clans
Game thể thao (Sports games)
FIFA series
eFootball
Madden
NBA 2K
Pro Evolution Soccer
Real Subspace Hockey League
Rocket League
Battle Royale
Gears of War
Fortnite
PlayerUnknown's Battlegrounds
PlayerUnknown's Battlegrounds Mobile
Garena Free Fire
Splatoon 2
Game Thẻ bài
Hearthstone
Shadowverse
Gwent
Magic: The Gathering Arena
Others
Pokémon
Puyo Puyo
Tetris
War Thunder
World of Tanks
Clash Royale

Kỷ nguyên mới của eSport chỉ thực sự đến khi Internet phát triển vào giữa đến cuối thập niên 90, đủ nhanh để mở ra cơ hội cho game online được phát triển đặc biệt là trên nền tảng PC, giúp kết nối người chơi từ khắp nơi về một sân chơi duy nhất. Những tựa game eSport phổ biến trong thời kỳ này có thể kể đến 3 cái tên là Counter-StrikeQuake series và Warcraft. Đây chính là những yếu tố nền móng quan trọng của nền công nghiệp game eSport mà chúng ta vẫn biết ngày nay.

Game eSport những năm 2000 đến 2010 có thể xem là thời hoàng kim của thể loại FPS và RTS. Sau đó thì đến khi MOBA với những tựa game như Dota, LoL. Chúng đã được thế giới đón nhận một cách nồng nhiệt và nhanh chóng trở nên phổ biến, đến năm 2017 thì PUBG đã tạo ra một cơn sốt mới khiến cho cả thị trường từ các nhà làm game đến người chơi đều chạy theo thể loại Battle Royale.

Cũng trong giai đoạn 2010 này, thể thao điện tử đã phát triển nhanh một cách rõ rệt cả về số lượng giải đấu, tiền trưởng trong từng giải đấu và lượng người theo dõi do sự bùng nổ của các phương tiện live stream. Đến nay thì game RTS tuy vẫn còn một mức độ phổ biến nhất định nhưng đã gần thoái trào, Game FPS thì tuy khá hơn nhưng vẫn không còn giữ vị trí quan trọng trong nền eSport như trước nữa. Battle Royale đã bước qua giai đoạn bùng nổ hồi 2018, đầu 2019 và lọc ra được những tựa game chưa thực sự hay, chỉ còn những game đỉnh nhất mới tồn tại được. Chỉ có MOBA mới giữ phong độ tốt nhất và trở thành thể loại mà đa số mọi người nhắc đến đầu tiên khi nói về game Esport.

Nếu bạn đang thắc mắc về các bước tổ chức một giải đấu eSports, bạn cũng có thể quan tâm đến loạt bài viết trong chuyên mục Kiến thức Esports của ESCA. 

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn tận tình nếu bạn chưa tìm đươc câu trả lời. 

GL & HF!