Nếu để nói thì không có nhiều sự khác biệt giữa thể thao truyền thống và thể thao điện tử. Các tựa game thể loại mô phỏng và thể thao ảo như FIFA đã khiến chúng ta quên rằng eSports thậm chí còn chưa được công nhận tại Olympic.


Trên thực tế, rất nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra. Những môn thể thao truyền thống đã xuất hiện từ lâu trong quá khứ, trong khi ngành công nghiệp thể thao điện tử chỉ mới nở rộ vài năm gần đây. Thật khó để chấp nhận sự thật rằng thể thao điện tử chưa có những yếu tố của một môn thể thao để gia nhập “gia đình” thể thao truyền thống.

Câu hỏi được đặt ra trong bài viết này là: eSports có phải là một môn thể thao thực sự? Tất nhiên, eSports được coi là một bộ môn thể thao hợp pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới, và game thủ cũng được coi là những vận động viên chuyên nghiệp tại các giải đấu có quy mô lớn. Nhưng dù eSports có được coi là một môn thể thao đúng nghĩa hay không, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá của bạn về "thể thao" là như thế nào.

sea games 31 esportseSports đã được Việt Nam công nhận và đưa vào thi đấu tại SEA Games.

Thể thao là gì ?

Cùng bắt đầu với định nghĩa về "thể thao" từ quan điểm truyền thống. Mọi người gọi Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích. Trong một môn thể thao, luôn có người chiến thắng và người thua cuộc. Người chiến thắng có thể ăn mừng thành tích của mình trong khi người thua cuộc thất vọng, hối tiếc.

Thể thao điện tử không phải là một xu hướng mới. Bộ môn này đã và đang phát triển một cách chóng mặt nhưng vẫn chưa đủ để tất cả mọi người công nhận.

Sự giống nhau giữa Thể thao truyền thống và Thể thao điện tử

Thể thao điện tử (eSports) có tất cả các đặc điểm của một môn thể thao truyền thống và đã được xã hội và khoa học chấp nhận như một hoạt động thể thao.

Các vận động eSports chuyên nghiệp phải đối mặt với những thách thức khác nhau trong khi thi đấu. Đầu tiên là việc các tuyển thủ gặp căng thẳng về tinh thần và tâm sinh lý trong các giải đấu lớn. Tâm trạng của họ sẽ ảnh hưởng nặng đến các kỹ năng (ví dụ: chiến lược, phản xạ,..). Họ cần phối hợp tay mắt và kiến ​​thức về chiến thuật một cách khéo léo để có thể chiến thắng trong một game eSports.

Liệu esports

Vì thế cũng giống như các môn thể thao khác, vận động viên cần được đào tạo và phát triển tư duy vì họ có thể cần phải tiết chế cảm xúc của mình để thi đấu dưới áp lực và tâm lý căng thẳng của trận đấu.

Một lý do khác để eSports được coi là một môn thể thao thực sự là các vấn đề liên quan đến sức khỏe của tuyển thủ. Mặc dù tuyển thủ eSports có thể chơi tại nhà với máy tính cá nhân nhưng vẫn cần ăn uống lành mạnh và giữ gìn sức khỏe bằng các bài tập đặc biệt vì họ phải sử dụng nhiều năng lượng khi chơi game.

Ở một khía cạnh nào đó, eSports tương tự như các môn thể thao cổ điển vì nó đòi hỏi tuyển thủ chuyên nghiệp phải có phong độ cao. Tuy nhiên, những tuyển thủ này không có giới hạn về độ tuổi hoặc giới tính cụ thể, và họ không nhất thiết phải là thành viên của một đội. 

Theo nghĩa này, người ta nói rằng các tuyển thủ eSports chuyên nghiệp rất giống các vận động viên chuyên nghiệp. Thể thao điện tử là một môn thể thao trẻ, và không phải tất cả các tựa game đều được công nhận là một môn thể thao thực sự. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này không ngừng phát triển, và nhiều tuyển thủ eSports chuyên nghiệp cũng vậy.

Các giải đấu thể thao điện tử thường được diễn ra dưới dạng phát sóng trực tuyến. Nên cạnh đó, các giải đấu thể thao điện tử rất được công chúng mong đợi, đây có thể coi là một lý lẽ cho việc eSports trở thành một môn thể thao thực sự. Nhiều người tin rằng eSports có thể trở nên nổi bật hơn các môn thể thao truyền thống khác trong suốt thập kỷ tới.

Sự phát triển của thể thao điện tử có thể được coi là một xu hướng mới đang phát triển nhanh chóng.

Các loại thể thao điện tử

Trước tiên, cần phân biệt rõ một điều: không phải bất kỳ trò chơi điện tử nào cũng được xem là thể thao điện tử. Chỉ có một số ít game được Hiệp hội Thể thao điện tử quốc tế (IeSF) công nhận mới trở thành eSports. Có thể liệt kê một số môn eSports phổ biến như Dota 2, Liên Minh Huyền Thoại, Counter-Strike, Crossfire (Đột kích), FIFA (game mô phỏng bóng đá), Need4speed (đua xe)... Vậy điều gì đã khiến các thể loại game này trở thành thể thao điện tử?

Số lượng game thủ của các tựa game eSports có sự khác nhau là rất lớn. Ví dụ: Liên minh huyền thoại (LoL) và Dota 2 được hơn 100 triệu tuyển thủ chơi, trong khi CS:GO chỉ có khoảng 30 triệu.

Bên cạnh đó, số lượng người xem đồng thời trung bình hiện tại là 565 triệu. Lượng người xem cũng tăng lên vì các tựa game như CS:GO và Liên Minh Huyền Thoại tiếp tục ngày càng phổ biến mặc dù vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng do lối chơi thiếu chiều sâu và phức tạp.

nguoi xemTrung Quốc là thị trường phát livestream game lớn nhất thế giới

Cũng giống như trong các môn thể thao truyền thống có rất nhiều thể loại, bộ môn khác nhau. Đáng chú ý nhất là FPS (Bắn súng góc nhìn thứ nhất) với Counter-Strike, PlayerUnknown’s Battlegrounds (PUBG), Call of Duty, Apex Legends và Rainbow Six Siege nổi bật vì có lối chơi cực kỳ phức tạp và số lượng lớn tuyển thủ thi đấu với nhau cùng một lúc. Những tựa game này đã thu hút những game thủ thích chơi những tựa game căng thẳng có thể mang tính cạnh tranh cao và nhịp độ rất nhanh.

Cuối cùng, có thể kể đến các tựa game MOBA, nơi các tựa game phổ biến nhất bao gồm Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2,... Những tựa game này cũng có tính cạnh tranh cao, tuy nhiên trọng tâm không phải là phản ứng nhịp độ nhanh mà là chiến lược và chiến thuật. Điều này có nghĩa là cạnh tranh thường là vấn đề ai có khả năng kiểm soát trận đấu tốt hơn thông qua khả năng đặc biệt hoặc cải thiện lối chơi đồng đội hơn là khả năng nhắm mục tiêu hoặc phản xạ đơn thuần.

Hiện tại, có hơn 20 game eSports phổ biến có thể chơi chuyên nghiệp. Mỗi tựa game này đều có một giải đấu chính thức chịu trách nhiệm tổ chức và quảng bá đấu trường chuyên nghiệp. Các giải đấu cũng được tổ chức để xác định ai là tuyển thủ / đội mạnh nhất sau khi thi đấu với nhau ở các sự kiện trực tiếp trong năm.

Kết luận

Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ không thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa thể thao truyền thống và thể thao điện tử. Thể thao điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn hơn bởi vì tất cả game thủ đều thực sự có đủ điều kiện tiên quyết để có thể chơi giỏi bất kỳ tựa game nào. 

Đồng thời, phương tiện truyền thông đưa tin ngày càng chuyên nghiệp hơn, ngay cả những người không phải là game thủ cũng có thể liên tưởng đến thuật ngữ eSports. Toàn bộ ngành công nghiệp với hệ sinh thái này đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua. 

Do đó, eSports là tương lai của thể thao.

esports nen cong nghiep day tiem nang loi nhuan trong tuong lai 1

Nếu bạn đang nghĩ đến việc làm việc trong ngành công nghiệp này, bạn có thể quan tâm đến loạt bài viết trong chuyên mục Kiến thức Esports của ESCA về các công việc trong ngành công nghiệp trò chơi.

Nếu bạn có câu hỏi về bài đăng hoặc trò chơi chuyên nghiệp nói chung, hãy liên hệ cho chúng tôi.

GL & HF!.